Bệnh CRD ở gà – Loại bệnh thường gặp nhất trong chăn nuôi gà và cũng là một căn bệnh khiến cho nhiều người chăn nuôi không biết được cách nào để có thể phòng tránh, cũng như điều trị hiệu quả. Hiểu thêm về nguyên nhân và những cách điều trị bệnh CRD cho gà cũng là một cách tốt nhất để giảm thiểu rủi ro cho gà. Sau đây hãy cùng tructiepdaga tìm hiểu sâu hơn về bệnh CRD ở gà nhé!
Bệnh CRD ở gà là loại bệnh gì?
Bệnh CRD ở gà hay còn được gọi là bệnh đường hô hấp mãn tính, do chủng virus Mycoplasma gallisosystemum (MG) gây nên. Virus MG này tồn tại suốt ở trong cơ thể gà từ khi chúng mang bệnh đến cả khi gà đã được điều trị khỏi.
Tuy nhiên, virus này không gây bệnh sang cho người hoặc từ việc ăn trứng của gà mang bệnh cũng sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, khi gà bị mắc bệnh CRD thì virus đã ủ bệnh trong một thời gian dài, nhưng do có được điều kiện thuận lợi thì gà mới có các biểu hiện ra ngoài.
Những nguyên nhân gà bị mắc bệnh CRD ghép cầu trùng
Bệnh CRD ở gà do nhóm virus Mycoplasma gallisosystemum gây nên và thường hay xảy ra vào vào mưa rét và độ ẩm cao. Đồng thời, do phải chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài cũng là một nguyên nhân phát sinh chủ yếu của căn bệnh viêm đường hô hấp mãn tính này.
Chính vì vậy, khi mà gà bị mắc loại bệnh này, chủ yếu phải chịu sự tác động từ cả bên ngoài lẫn bên trong. Vì vậy, dựa vào nguyên nhân gây ra căn bệnh này, người chăn nuôi cần phải phòng ngừa và điều trị dựa trên những nguyên nhân gây ra bệnh.
Triệu chứng và biểu hiện của bệnh CRD ở gà
Khi gà bị mắc bệnh CRD thì thường sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài không được rõ ràng hoặc có biểu hiện nhưng sẽ gây nên nhầm lẫn rất sang rất nhiều những loại bệnh khác. Bệnh CRD ở gà thông thường ủ bệnh rất lâu, thường sẽ có biểu hiện rõ sau 10 đến 30 ngày ủ bệnh.
Các biểu hiện ra bên ngoài thông thường như là gà thường kêu không ra tiếng, khò khè cả ngày và bị chảy nước mũi. Vùng trên đầu có các biểu hiện như mắt bị sưng lên, trong mắt có xuất hiện mủ, xuất huyết.
Trạng thái cơ bản thường ít ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn. Đồng thời, đối với gà đẻ thì thường có tỷ lệ trứng giảm hẳn so với lúc trước khi mắc bệnh, chất lượng trứng cũng sẽ không được đảm bảo.
Những con đường lây nhiễm bệnh CRD ở gà
Bệnh CRD ở gà chủ yếu là lây qua đường hô hấp từ gà sang gà, thông thường là từ những con gà đang mang bệnh lây sang những con gà chưa mang bệnh. Do bệnh lây qua đường hô hấp cho nên việc phòng ngừa và điều trị bệnh tương đối là khó khăn.
Ngoài ra, khi mà gà mang bệnh sử dụng thức ăn chung cùng với những con gà khỏe mạnh khác, thì cũng có thể bị nhiễm bệnh do sử dụng chung một máng thức ăn. Vì vậy, hiểu được cơ chế lây nhiễm cũng sẽ tạo ra những điều kiện quan trọng giúp cho người chăn nuôi điều trị bệnh được hiệu quả.
Chẩn đoán bệnh CRD ở gà
Khi mà thực hiện chẩn đoán bệnh CRD ở gà. Thông thường người nuôi gà sẽ sử dụng các kinh nghiệm chăn nuôi của mình, nhưng những phương pháp chẩn đoán này không mang lại hiệu quả.
Muốn chẩn đoán bệnh hiệu quả, người nuôi gà cần đến các cơ sở thú y uy tín để có thể xác định loại bệnh chính xác nhất. Ngoài ra, khi đã xác định chính xác loại bệnh thì việc áp dụng những phác đồ điều trị mới có thể đảm bảo hiệu quả.
Các tổn thương mà bệnh CRD mang lại
Thiệt hại do bệnh CRD ở gà là điều vô cùng lớn, ban đầu gà chỉ có một vài các biểu hiện đơn giản như khó thở, chán ăn, hay ngủ. Nhưng càng về sau thì bệnh lại càng phát triển mạnh hơn khiến cho gà có thể tử vong.
Không chỉ như vậy, căn bệnh hô hấp mãn tính này lây thông qua đường hô hấp, vậy nên tỷ lệ lây nhiễm là vô cùng lớn, thiệt hại đến cho cả đàn gà là đáng kể. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh CRD ở gà có tỷ lệ tử vong lên đến 30% những con gà bị nhiễm bệnh. Những con gà khi đã khỏi bệnh thì vẫn có khả năng bị nhiễm bệnh trở lại cho nên tỷ lệ tỷ vong là rất cao.
Cách chữa trị bệnh CRD ở gà
Nhận thấy rằng, khi mà người nuôi gà phát hiện hiện ra có bất cứ triệu chứng nào điển hình có liên quan đến bệnh CRD ở gà, người nuôi gà cần có phải có những cách điều trị bệnh kịp thời. Theo đó, trước tiên người nuôi gà phải cách ly ra toàn bộ những con gà đang mang bệnh với những con gà không mang bệnh.
Nhanh chóng cho gà sử dụng thuốc có chứa kháng sinh mạnh như Bio spiracol hoặc Bio tylan fort để giúp cho gà tăng sức đề kháng. Sau đó, người nuôi cần vệ sinh chuồng trại bằng thuốc khử khuẩn để tạo ra môi trường sạch sẽ, không có mầm mống gây bệnh. Ngoài ra, cũng nên bổ sung thêm cho gà các chất dinh dưỡng để giúp gà nhanh khỏe mạnh lại sau khi mắc bệnh.
Làm gì để phòng bệnh CRD?
Trước khi mà nghĩ tới việc điều trị bệnh CRD ở gà thì người chăn nuôi cần nghĩ đến việc phòng ngừa bệnh. Phòng ngừa là giai đoạn rất quan trọng và hiệu quả khi mà chữa trị bệnh CRD. Thông thường người nuôi gà sẽ bổ sung những chất dinh dưỡng nhằm gia tăng sức đề kháng cho gà.
Ngoài ra, tiêm vacxin cũng là một biện pháp phòng ngừa bệnh rất hiệu quả từ khi gà mới sinh cho đến khi trưởng thành. Vệ sinh chuồng trại và những công cụ chăn nuôi sẽ giúp cho gà có một môi trường phát triển mạnh khỏe.
Kết luận
Bệnh CRD ở gà là căn bệnh ở gà thường gặp, mang lại những thiệt hại cho người chăn nuôi là vô cùng lớn, đặc biệt là thiệt hại về mặt kinh tế. Chính vì vậy, hiểu được cơ chế lây bệnh cũng như những nguyên nhân sẽ là cơ sở để giúp cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao nhất.